Câu 2: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu:
“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi”
Bài làm
“Từ ấy”
là tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ bắt gặp được lí tưởng cộng sản. Với trái
tim rạo rực trào sôi, với một khát vọng sống và cống hiến, người thanh niên
Nguyễn Kim Thành đã hăng hái hoạt động, làm mọi việc cho lí tưởng cộng sản.
Nhưng rồi ông bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (1939). Hồn thơ Tố Hữu đã trở nên
sâu lắng trong một nỗi nhớ da diết cuộc sống và con người. Những ngày bị giam
cầm đau khổ ông đã viết những bài thơ thể hiện tâm trạng, tình cảm của mình. “Nhớ đồng” là một bài thơ mà mỗi câu thơ
như muốn khắc hoạ nỗi nhớ cảnh, nhớ người, đồng quê. Đoạn thơ sau đã ghi lại
chân thực tâm trạng đó của nhà thơ:
“Gì sâu bằng
những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên
trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn
thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre
mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ
xanh mơn mởn
Đâu những
nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những
đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh
thấp ngủ im hơi
Giữa dòng
ngày tháng âm u đó
Không đổi,
nhưng mà trôi cứ trôi”
Câu thơ mở đầu đã dựng lên thời gian của nỗi nhớ. Một
buổi trưa hè trong song sắt của nhà lao. Người tù đang trong một tâm trạng
buồn, tiếng hò vọng lại càng làm cho nỗi nhớ trở nên da diết hơn. Đặt trong
hoàn cảnh của nhà thơ, câu thơ trở nên xúc động lòng người. Khi mới bắt gặp ánh
sáng của lí tưởng, Tố Hữu đã say mê, đã rạo rực:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tâm
hồn ấy khi xưa sôi nổi háo hức bao nhiêu thì nay buồn thương da diết bấy nhiêu.
Người thanh niên đang say mê hoạt động cùng đồng chí, bạn bè, nay bị tách biệt
với tất cả thì sao tránh khỏi buồn đau! Những buổi trưa dài trong xà lim, tiếng
hò quê hương vọng lại như đánh thức một nỗi niềm. Cuộc đời nhà thơ vốn gắn bó
với những câu ca, những giọng hò trong trẻo của xứ Huế mộng và mơ. Nay xa quê
còn gì để nhớ đầu tiên nếu như không phải là giọng hò quê mẹ?
Nhà
thơ đã nghe thấy âm thanh của giọng hò quen thuộc, nhưng không chỉ nghe bằng
thính giác mà nghe bằng cả con tim đang rạo rực một nỗi niềm. Tiếng hò không
còn trong trẻo như thường nữa, tiếng hò trở nên hiu quạnh. Dường như, Tố Hữu đã
nghe thấy cả âm thanh và cả nỗi niềm của con người sau giọng hò. Phải chăng đó
là nỗi buồn của một quê hương trong vòng nô lệ? Phải yêu quê lắm, yêu Huế lắm,
gắn bó tha thiết từ tấm bé mới có thể nghe thấy cả hơi thở, cả nỗi niềm của
giọng hò trong trưa vắng bên song sắt của nhà giam.
Giọng hò đã đánh thức những tình cảm vồn từ lâu ấp ủ trong
một con tim khao khát sống giữa cộng đồng. Giọng hò gắn với đồng quê, với cuộc
sống tự do bên ngoài song sắt đã đánh thức nỗi niềm quê hương trong lòng tác
giả:
“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”
Hàng
loạt những điệp từ “đâu” đặt ở mỗi
câu thơ tạo nên dạng thức hỏi. Những câu hỏi dồn dập, liên tiếp như những nỗi
niềm nhớ thương đang cuồn cuộn trào dâng không thể kìm nén được. Bốn câu thơ
gợi lên một khung cảnh rộng về đồng quê có “cồn
thơm”, có những ruộng tre mát xanh rợp bóng, có những ô mạ xanh non tràn
đầy sức sống, có những nương khoai, nương sắn. Cảnh làng quê hiện lên thật gần
gũi và thân thương. Dường như nhà thơ hỏi để mà sống lại với ruộng đồng. Nỗi
niềm quê hương đã ăn sâu trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi ấy. Những câu
thơ như khắc khoải một nỗi nhớ chồng chất. Cảnh vật hiện về trong tâm trí càng
làm cho những khát khao ấy trở nên sôi sục hơn. Dường như nhà thơ đang sống với
quê hương, đồng ruộng mình. Câu thơ đầu gây một ấn tượng thật lạ. Sao đọc đến
đấy vẫn thấy như thoang thoảng đâu đây có mùi đất của quê mình, thấm thía nỗi
nhớ quê của một người đi xa. Còn nhà thơ, dù ông đang sống giữa quê mình nhưng
lại bị song cửa nhà tù ngăn cách. Nỗi nhớ niềm thương như trào dâng lên đầu
ngọn bút. Đó không chỉ là đồng ruộng thân yêu nơi xứ Huế, đó còn là khung cảnh
của mọi miền quê trên đất nước Việt Nam . Nó gợi lên cho ta bao nhiêu
xúc động, bao nhiêu yêu thương về những miền đất thanh bình, nơi mình đã sinh
ra và lớn lên. Phải chăng đó là tấm lòng của một người con “của vạn nhà” và của “vạn quê
hương”?
Mỗi
cảnh được gợi lên đều gắn liền với những đặc tính vô cùng quen thuộc: mùi thơm
của đất, màu xanh mơn mởn của mạ non, cái yên vui mỗi rặng tre làng, cái ngọt
bùi của khoai, của sắn… Thân thương thế, gần gũi thế, khi xa sao lại không nhớ,
không thương cho được? Song, nhớ thương ngập lòng mà hiện tại quá cô đơn, tâm
hồn nào cũng thấy buồn, thấy nhớ.
Những
câu thơ trên gợi cảm giác về sự yên bình, một cuộc sống vui vẻ, thì những câu
sau hồn thơ chuyển sang một cung bậc khác, giọng điệu trở nên trầm lắng hơn:
“Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi”
Cảm
giác buồn thương da diết lan toả trong sự hồi tưởng về những con đường nhỏ bé,
quạnh hiu, muôn đời vẫn thế, cái không khí hiu hắt của làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách
mạnh tháng Tám, những xóm làng tranh im hơi, hiu hắt. Cuộc đời dường như chìm
đắm trong tối tăm nô lệ. Cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng là thế,
không một sinh khí, một sức sống, tất cả đều trôi đi trong cái lặng im đáng sợ.
Có một cái gì như nổi trôi không xác định như thân phận của con người trong
cuộc đời nô lệ. Cuộc sống không đổi thay, cứ lặng lẽ trôi. Một cảm giác buồn
thương tê tái tràn ngập trong lòng nhà thơ và trong lòng độc giả. Cho đến hôm
nay, cái không khí nông thôn Việt Nam của một quá vãng xa xăm vẫn
chưa thể xoá nhoà đi được. Câu thơ của Tố Hữu chìm đi trong cảm giác buồn
thương tê tái!
Mỗi
con người có một vùng quê, Tố Hữu cũng có một vùng quê - xứ quê - vốn đẹp mộng
mơ nhưng cũng bị chìm đắm trong đêm đen nô lệ như bao vùng quê khác. Trước cảnh
ấy, con người đang sống và hoạt động để giải phóng quê hương không khỏi cảm
giác buồn. Nỗi buồn như lan toả trong
một không gian nhà lao quạnh vắng, một thời gian của buổi trưa hè gợi
nhớ, gợi thương.
Đoạn
thơ đã sử dụng những từ ngữ đầy ám ảnh: “vạn
đời”, “ngủ im hơi”, “âm u”, “trôi cứ trôi” gợi cảm giác buồn thương tê tái
trong lòng.
Vậy
là tất cả đã xa, giờ chỉ còn trong hoài niệm, trong nỗi nhớ tràn ngập cõi lòng.
Ta cảm thông và trân trọng biết bao nỗi buồn ấy, nỗi nhớ ấy! Đoạn thơ đã đánh
thức trong ta những nỗi niềm sâu thẳm.
Những
câu thơ tưởng chừng không có gì là nghệ thuật ấy đã lay động tâm hồn người đọc.
Nếu như ta trân trọng, nâng niu bài thơ “Nhớ
đồng” thì trước hết là trân trọng một tấm lòng rất chân thật của người con
đối với quê hương mình. Những giọng hò xứ Huế như còn vương vấn đâu đây!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét