Câu 2.4: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Bài làm
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã để lại bao hình tượng đẹp.
Cái thời oanh liệt vàng son ấy sẽ không bao giờ lặp lại trong lịch sử. Và chính
Quang Dũng đã giúp cho ta có thể hình dung về cuộc chiến tranh ác liệt ấy, qua
đó khắc họa lên hình tượng người lính Tây Tiến, con người, thiên nhiên Tây Tiến
hết sức thơ mộng và trữ tình. Đoạn thơ dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
“Người đi Châu
Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau
nẻo bến bờ
Có nhớ dáng
người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ
hoa đong đưa”
Nỗi nhớ về con người, thiên nhiên Tây Tiến được khúc xạ
qua nỗi “nhớ chơi vơi” của Quang Dũng
nên càng trở nên đẹp, nên thơ. Nhớ về các địa danh đã ăn sâu, gắn bó máu thịt
với Tây Tiến, những con đường hành quân hiểm trở “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” đến những người lính chết nhưng
vẫn trong tư thế hành quân. Nhớ về rừng núi Tây Tiến vừa hùng vĩ, dữ dội, với
thác gầm thét, “Mường Hịch cọp trêu
người” lại vừa đẹp trữ tình. Đoạn thơ trên nằm trong mạch cảm xúc của nhà
thơ khi nhớ về cảnh núi rừng Tây Tiến. Đây là bài thơ Quang Dũng sáng tác khi
đã rời đoàn quân Tây Tiến đi sang đơn vị khác, nhưng tình yêu, nỗi nhớ về đoàn
quân, con người, cảnh vật Tây Tiến cứ ám ảnh nhà thơ không nguôi, khiến nhà thơ
phải viết lên những dòng thơ như bức tranh tâm trạng của người con đất này.
Cảnh và người Tây Tiến vốn đã đẹp rồi lại được khúc xạ qua nỗi nhớ của người
lính Hà Nội lại càng đẹp hơn, có tình và có hồn hơn. Cả đoạn thơ như một câu
hỏi nhưng là để khẳng định”
“Người đi Châu
Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau
nẻo bến bờ”
“Người đi” ở đây là ai? Là tất cả mọi
người, là những người lính Hà Nội hay chính là Quang Dũng? Châu Mộc – một địa
danh tưởng như khó nhớ với bất kì ai trong chúng ta, nhưng nó lại rất quen
thuộc, gần gũi với Quang Dũng. Dường như những địa danh ấy đã gắn bó máu thịt,
đã cùng chiến đấu với người lình trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở đó có
tình thương yêu của con người miền đất này, có tình hậu phương, tình đồng chí,
đồng đội, nó chất chứa bao kỉ niệm một thời trai trẻ của nhà thơ. Cảnh ấy lại
xuất hiện trong một chiều sương, khiến cảnh trở nên mờ mờ, vừa thực, vừa ảo:
“Có thấy hồn lau
nẻo bến bờ”
Có thấy chăng, sau những bụi lau bên
bến bờ kia ẩn khuất một nỗi lòng. Bờ lau trong cảnh chiều sương giăng phủ kín
khiến người đọc như ngỡ ngàng, một bức tranh khung cảnh như hiện ra trước mắt
người đọc. tuy chỉ có hai nét vẽ nhưng đã làm cho bức tranh khung cảnh hiện lên
óng ánh đầy góc cạnh.
Cũng như Hàn Mặc Tử, khi nhớ về thôn Vĩ thơ mộng, xứ Huế
đầy thơ và trăng với những khu vườn xanh mướt như ngọc, có những con người hiền
lành nhân hậu, nhà thơ không nhìn cảnh vật bằng thị giác mà bằng tâm tưởng, nên
cảnh vật cứ lung linh, huyền ảo, nhều lúc tưởng như không có thực mà lại rất
thực.
Trong khung cảnh thiên nhiên “sương khói mờ nhân ảnh” ấy, nhà thơ phát hiện ra:
“Có nhớ dáng
người trên độc mộc”
“Dáng người trên
độc mộc” ở đây là ai? Một con người hiền hậu, hiếu khách, sống
giữa rừng núi bao la hiểm trở này hay là dáng một cô thiếu nữ nơi núi rừng thấp
thoáng tà áo? Các chàng lính trẻ ra đi “coi
cái chết nhẹ tựa lông hồng”, vừa rất kiên cường đấu tranh vì Tổ quốc “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, đến chết
vẫn còn tranh đấu cho độc lập tự do, nhưng cũng rất mơ mộng, lãng mạn. Giữa núi
rừng Tây Tiến “đêm đêm Mường Hịch cọp
trêu người” mà vẫn “Đêm mơ Hà Nội
dang kiều thơm”, nay lại “Có nhớ dáng
người trên độc mộc” mới thấy sự phong phú trong tâm hồn, chất nghệ sĩ của
người lính Tây Tiến. Câu thơ như một câu hỏi “có thấy”. Người đi ấy có thấy gì không? Có thấy một bụi lau hay
một dáng người trên độc mộc không? Dáng người trên độc mộc ấy làm cho cả khung
cảnh bừng sáng ấm nóng lên bởi hồn người. Chỉ có một dáng người thôi nhưng
dường như người đọc thấy có một vẻ gì mềm mại, dịu dàng, hiền hậu của con người
nơi đây. Cảnh vật, con người càng trở nên đẹp bởi hình ảnh:
“Trôi dòng nước
lũ hoa đong đưa”
Dòng nước cuốn riết, chảy trôi những bông hoa đong đưa.
Cảnh vật trở nên trữ tình bởi chữ “hoa”
trong câu thơ. Cả câu thơ chỉ có hai thanh trắc
giữa câu, còn chủ yếu là thanh bằng, làm cho câu thơ có sự dàn trải “hoa đong đưa”,… hoa đong đưa như ngân
mãi, ngân mãi, đem lại một cảm giác gì đó rất lạ, rất mơn man trong lòng người
đọc.
Cả đoạn thơ là hình ảnh của thiên nhiên nơi núi rừng Tây
Tiến mà tác giả đã từng gắn bó chiến đấu với “đoàn quân không mọc tóc- quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Cảnh đẹp
nên thơ, trữ tình biết mấy. Đây không chỉ là bức tranh khung cảnh mà còn là bức
tranh tâm cảnh. Với ngòi bút mang nét tài hoa nghệ sĩ của Quang Dũng, với tâm
hồn lãng mạn bay bổng của người lính Hà Nội, nhà thơ đã tạo nên dư âm của đoạn
thơ trên.
Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp lãng mạn, độc đáo trong
nghệ thuật thơ của Quang Dũng. Đây là một đoạn thơ hay, miêu tả về cảnh vật núi
rừng, vừa hùng vĩ lại rất thơ mộng, được bao phủ bởi một lớp sương khiến cho
cảnh cứ thoắt ẩn thoắt hiện. Dư âm còn lại của những câu thơ cứ xoáy sâu vào
lòng người đọc. Tuy khi nói về Tây Tiến chủ yếu là khắc họa nên hình tượng
người lính vừa mang những nét chung lại vừa mang những nét riêng đặc sắc, nhưng
sự lãng mạn của nhà thơ khi viết về cảnh cũng góp phần rất quan trọng, tôn lên
vẻ đẹp lãng mạn của người lính.
mình nghĩ bây giờ xu hướng của bộ không còn kiểu Bình giảng nữa
Trả lờiXóamình nghĩ bây giờ xu hướng của bộ không còn kiểu Bình giảng nữa
Trả lờiXóatks bạn đã nhận xét nhé!
Xóathực ra thì tất cả những bài này chỉ là để các bạn tham khảo thui bạn ạ