“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui
nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng
tre phấp phới
Trời thu thay
áo mới
Trong biếc nói
cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của
chúng ta
Những cánh đồng
thơm ngát
Những ngả đường
bát ngát
Những dòng sông
đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những
người không bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm
trong tiếng đất
Những buổi ngày
xưa vọng nói về »
(Văn học 12, tập I, trang
86 ).
ĐÁP
ÁN – HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I.
Giới thiệu bài thơ và đoạn trích
1. Bài thơ “Đất nước” là bài thơ tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn
Đình Thi – một nghệ sĩ đa tài. Bài thơ được sáng tác suốt cả một thời gian dài,
hầu như gần suốt cuộc kháng chiến (1948-1955). Bài thơ được tổng hợp từ một số
bài thơ khác như “Sáng mát trong như sáng
năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh”
(1949).
2.Chủ đề bao trùm của bài thơ là
lòng yêu nước nồng nàn thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, lòng tự hào về truyền
thống về nhân dân, đất nước anh hùng. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ
trong đau thương nô lệ nhân dân ta đã quật khởi đứng lên chiến thắng huy hoàng.
3. Không gian bài thơ là không gian
toàn đất nước, riêng đoạn thơ ta phân tích – bình giảng là không gian ở chiến
khu Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
II.
Phân tích - bình giảng đoạn thơ
A. Mùa thu mới đã hoàn toàn khác
1. “Mùa thu nay khác rồi”: Khác về không gian, thời gian, tâm trạng con
người trước mùa thu.
2.Từ hình ảnh đến từ ngữ, nhịp điệu
đoạn thơ gợi cho độc giả hình dung được một mùa Thu mới tràn đầy sức sống, sức
trẻ và niềm vui (chú ý từ “Mùa Thu đã xa”
giã từ Hà Nội ra đi vì lẽ sống cao cả đến: “Mùa
Thu nay”, nhịp thơ đã có sự chuyển đổi đột ngột: từ câu thơ thất ngôn sâu
lắng, chuyển sang những câu thơ tự do, dài ngắn khác nhau, nhịp thơ từ chỗ chậm
rãi, đều đều đã chuyển sang nhịp thơ dồn dập, náo nức, nhộn nhịp rộn rã, tươi
vui. Phân tích kĩ các từ “Vui nghe”
chứ không phải “nghe vui”, từ “phấp phới”, một từ láy gợi hình, vừa gợi
cảm: tư thế đứng để cảm nhận mùa Thu mới của nhân vật trữ tình, đặc biệt phải
phân tích hình ảnh nhân hóa… Ở đây, vui tự trong lòng người vui ra, nhuốm lên
cả cảnh vật thiên nhiên nên cảnh vật mới trở nên rộn rã âm thanh và màu sắc đến
như thế.
3. Như vậy bằng những hình ảnh, chi tiết
bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng, Nguyễn Đình Thi đã đưa lại những nét
mới cho mùa thu muôn đời của đất nước.
B.Ý thức độc lập tự chủ
1. Cái “tôi” trữ tình cũng đã chuyển thành cái “ta” để hát chung cùng dàn đồng ca với nhân dân, với cộng đồng để
nói lên niềm tự hào chính đáng, ý thức làm chủ non sông đất nước,
2. Hình ảnh “bầu trời xanh” và “núi rừng”
ở đây biểu tượng cho đất nước tự do, độc lập, cùng với câu thơ khẳng định, điệp
từ “đây”, điệp ngữ “của chúng ta”, đại từ chỉ định “đây” nối tiếp nhau vang lên niềm tự
hào, quyền làm chủ đất nước.
C. Niềm tự hào về đất nước giàu đẹp
1. Những hình ảnh “cánh đồng”, “dòng sông”… là những hình
ảnh tượng trưng cho đất nước, đi liền với từ chỉ số nhiều không xác định: “những”, và các nguyên âm “mở” cuối dòng
thơ: “a”, “át” đã diễn tả rất thành
công bức tranh đất nước giàu đẹp cứ được mở ra lộng lẫy, bát ngát.
2. Nét nghệ thuật đặc sắc ở đây còn
là ở chỗ tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ cảm xúc: “bát ngát”, “thơm ngát”, “đỏ nặng”… vừa diễn tả được tình yêu sâu
nặng, vừa thiết tha của tác giả đối với đất nước, vừa làm cho bức tranh đất
nước trở nên cụ thể, sinh động hơn cả về đường nét, màu sắc lẫn hương vị.
D. Niềm tự hào về đất nước có truyền thống bất khuất, anh hùng.
1.Từ những cảm nhận về cái hữu hình
của bức tranh mùa Thu mới của đất nước với bầu trời thu, cánh đồng, dòng sông,
những ngả đường… tình cảm của nhân vật trữ tình đang sôi nổi, hào hứng, tràn
ngập niềm vui, đoạn thơ chuyển sang cảm nhận về những cái vô hình là hồn đất
nước truyền thống quật cường, bất khuất suốt mấy ngàn năm lịch sử. Nhịp thơ
cũng có sự chuyển đổi từ sự náo nức, dồn dập sang sâu lắng, đượm vẻ thiêng
liêng.
2. Nét đặc sắc nghệ thuật cần phân
tích ở đoạn này: “Nước chúng ta”. Câu
thơ ngắn như nổi bật nên giữa bài thơ. Nó dồn nén biết bao cảm xúc yêu thương
và tự hào: “Nước những người chưa bao giờ
khuất”. Cái hay của câu thơ là chỉ bằng một lời thơ giản dị như lời nói
thông thường mà đã làm sống dậy cả một quá khứ oanh liệt của cha ông. Đặc biệt
hình ảnh “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”
với từ láy “đêm đêm”, “rì rầm” - một
từ tượng thanh đặc sắc và có hình ảnh độc đáo: “Trong tiếng đất”, truyền thống anh hùng của đất nước đã được tác
giả hình tượng hóa bằng một hình ảnh đầy sức sống, đầy sức mạnh, thiêng liêng
thầm lặng, liên tục và vững bền muôn thuở.
3.Câu thơ cuối: Nhờ sự kết hợp khéo
léo các từ “Những” + “xưa” + “vọng” +
“về”: câu thơ đã diễn tả được một ý tưởng rất sâu xa: Cả quá khứ sâu thẳm
của lịch sử đất nước dường như cũng đang có mặt với con cháu hôm nay, luôn luôn
nhắn gửi về những lời thiêng liêng, tha thiết.
Kết
luận
1. Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách
thơ của Nguyễn Đình Thi hay sử dụng câu thơ tự do, tạo cho đoạn thơ giàu chất
họa, chất nhạc – một nhạc điệu ở bên trong của kiểu thơ hướng nội.
2. Nguyễn Đình Thi đã kết nối được một
cách thật tự nhiên quá khứ với hiện tại qua đoạn thơ. Quá khứ dường như đã trở
thành điểm tựa cho sức mạnh hôm nay.
3.Thí sinh có thể liên hệ với một
số bài viết về đề tài đất nước của thơ ca hiện đại như “Việt Bắc” của Tổ Hữu, “Bên
kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, để từ đó làm nổi bật tiếng nói riêng, phong
cách riêng của Nguyễn Đình Thi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét