Đề
4: Phân tích, bình giảng đoạn thơ
sau:
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày
xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây
giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối
mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương,
xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó…”
Trích chương “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường
khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ
Văn 12, tập I – trang 118)
ĐÁP
ÁN - HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I.
Mở bài
“Khi ta
đến gõ lên từng cánh cửa
Thì
tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta
nghẹn ngào Đất nước Việt Nam ơi!”
(Nguyễn Khoa Điềm)
Bằng
tình cảm yêu thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biết bao bài thơ
viết rất hay về Tổ quốc, đất nước Việt Nam thân yêu. Nếu như các nhà thơ khác
thường dùng các hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng
cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về Đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm trong phần đầu
chương “Đất nước” – trích từ trường
ca “Mặt đường khát vọng”, lại cảm
nhận Đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị, thân quen nhất.
II.
Thân bài
1.
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
a.
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn dồn nén và suy tư sâu lắng
đẫm chất trí tuệ của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Năm 2000,
ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
b.
Trường ca “Mặt đường khát vọng” được
tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu 1974, viết về
sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước,
về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường hoà nhập với cuộc chiến đấu chống đế
quốc Mĩ xâm lược. Đoạn thơ ta phân tích trên đây nằm ở phần đầu chương “Đất nước” – chương V của trường ca, là
một trong những chương hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
2.
Chín câu thơ trên là sự cảm nhận và lí giải nguồn gốc đất nước của tác giả về
phương diện lịch sử, văn hoá.
a.
Đất nước được cảm nhận gắn liền với một nền văn hoá, lịch sử lâu đời của dân
tộc từ thuở Hùng Vương dựng nước xa xưa
-
Gắn với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao…
-
Gắn với truyền thống văn hoá, phong tục quen thuộc mà rất độc đáo của người
Việt (miếng trầu bà ăn, tóc mẹ thì búi sau đầu…)
b.
Đất nước lớn lên và trưởng thành trong đau thương vất vả cùng với những cuộc
trường chinh oanh liệt, không ngừng, không nghỉ của nhân dân qua trường kì lịch
sử.
-
Những cuộc chống ngoại xâm gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng “nhổ tre đánh đuổi giặc Ân”. Hình ảnh cây
tre biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc và cũng là hình ảnh rất quen
thuộc của quê hương Việt Nam.
-
Đất nước của nền văn minh lúa nước sông Hồng thường gắn liền với hình ảnh hạt
gạo, hạt ngọc nuôi sống cả cộng đồng phải trải qua bao nhiêu gian lao, lam lũ
của cha mẹ.
c.
Đất nước gắn liền với những con người ân tình, thuỷ chung
-
Đó là tình nghĩa anh em sắt son, đằm thắm được biểu hiện trong sự tích “Trầu cau”.
-
Đó là tình vợ chồng keo sơn, gắn bó trong ca dao “Muối ba năm muối hãy còn mặn - Gừng ba năm gừng hãy còn cay – Đôi ta
tình nặng nghĩa dày – Dù ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa”.
III. Kết luận
-
Bằng giọng tâm tình như lời kể chuyện cổ tích, bằng chất liệu văn hoá dân gian,
với những hình ảnh giàu sức gợi cảm, Nguyễn Khoa Điềm tạo dựng được một hình
ảnh Đất Nước vừa gần gũi thân quen, vừa có chiều sâu văn hoá tâm linh nghìn đời
của dân tộc với những nét rất đặc thù, rất đáng tự hào.
-
Tác giả khéo sử dụng các kiểu cấu trúc thơ “Đất
nước đã có”, “Đất nước bắt đầu”, “Đất nước lớn lên” đã giúp cho ta hình
dung được cả quá trình hình thành và phát triển của Đất nước trong trường kì
lịch sử nằm sâu trong tiềm thức của nhân dân Việt Nam qua bao thế hệ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét