Câu 2.1: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.
“Người đi Châu
Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau
nẻo bến bờ
Có thấy dáng
người trên độc mộc
Trôi dòng nước
lũ hoa đong đưa”
Bài làm
Mỗi dân tộc, mỗi một vùng
đất khi ta đã đi qua đều để lại dấu ấn trong hoài niệm. Dân tộc Việt Nam với hai
cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ đã trở thành xúc cảm của biết bao nhà
văn, nhà thơ khi họ hoài niệm về vùng đất mình đã đi qua. Với Quang Dũng cũng
vậy, mảnh đất Tây Bắc cùng đoàn quân Tây Tiến đã trở thành dòng hoài niệm trong
kí ức của nhà thơ, để rồi từ đó nhà thơ viết nên “Tây Tiến”, bằng một ngòi bút tài hoa lãng mạn của người nghệ sĩ.
Bài thơ viết năm 1948 tại Phù Lưu Chanh trong ơỗi nhớ về
Tây Tiến, lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây
Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến”, song
cả bài thơ vẫn là nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt của nhà thơ. Khổ thơ sau thể hiện
tập trung nỗi nhớ ấy về cảnh, về người dưới những nét bút tài hoa của người
nghệ sĩ.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Nỗi
nhớ ấy đưa nhà thơ trở lại vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc với địa danh Châu
Mộc thân quen. “Chiều sương ấy” –
khoảng thời gian tưởng như không xác định, xong thực chất lại là khoảng thời
gian cụ thể của lòng người. Có thể là thời điểm đánh dấu của một xúc cảm, một
lay động trong lòng nhà thơ. Phải chăng cảm xúc ấy chính là thời điểm nhà thơ
nhớ về hồn lau, là dáng người nơi miền sơn cước.
“ Có
thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có
nhớ dáng người trên độc mộc”
Câu
thơ: “Có thấy hồn lau nẻo bên bờ” tưởng như mơ
hồ tả cảnh, song lại rất cụ thể để nói tình. Với tâm trạng nhớ nhung da diết
ấy, Quang Dũng đã nắm bắt cả “hồn lau nẻo
bến bờ” nhưng qua đó lại cho ta thấy tâm hồn cảm xúc của người nghệ sĩ.
Trong đỉnh cao của nỗi nhớ, quên đi hiện tại, trở về với quá khứ, Quang Dũng đã
nhớ được cụ thể đến từng chi tiết cảnh vật và con người nơi đây.
“Có
nhớ dáng người trên độc mộc”
Vẻ
đẹp của cảnh gắn liền với vẻ đẹp của con người. Lại một lần nữa, ta hiểu rằng
với cái bóng dáng người tưởng như mơ hồ nhưng trong kí ức của nhà thơ phải
chăng là cụ thể.
“Có thấy”, “có nhớ” hai từ biêu hiện của nỗi
nhớ nhung đã diễn tả được nỗi nhớ, được tâm trạng của nhà thơ, của một tâm hồn
thi sĩ.
Chế
Lan Viên đã từng viết:
“Khi ta
ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Điều đó phải chăng chính là quy luật của cuộc sống, quy
luật của tình người. Khi xa thì nhớ, khi xa bỗng hiểu rằng vùng đất ấy, mảnh
vườn ấy, con người ấy là gần gũi, là thân thương. Mảnh đất tưởng vô hồn, nhưng
nó lại lưu giữ một tình người đẹp đẽ, một dấu ấn không thể phai mờ. Với Quang
Dũng, không nằm ngoài quy luật ấy. Hơn thế nữa, ông lại là một thi nhân có tâm
hồn nhạy cảm. Chính vì vậy, mảnh đất mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua trở thành
dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ.
Có lẽ vì thế mà tất cả đều mang hồn thơ của thi sĩ:
“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
Câu thơ cuối đoạn thể hiện thành công tài năng của thi
sĩ:
“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
“Hoa đong đưa” đọc lên
ta thấy cái tình tứ của con người. Một con người với tâm hồn lãng mạn và tài
hoa mới viết lên được vần thơ như thế. Câu thơ diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên
một cách nhẹ nhàng, tinh tế.
Với bút pháp lãng mạn, cái nhìn tài hoa, Quang Dũng đã
chụp trong thơ một hình ảnh thi vị và độc đáo.
“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Câu thơ bảy tiếng có tới năm tiếng là thanh bằng: “trôi dòng”, “hoa đong đưa”. Hai tiếng
có thanh trắc “nước lũ” xen vào giữa,
khiến ta liên tưởng tới một giai điệu nhẹ nhàng, tinh tế. Câu thơ như một dòng
chảy đậm đà xúc cảm, tinh tế, nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng người.
Cả khổ thơ là sự tập trung của nỗi nhớ. Tâm hồn của người
nghệ sĩ rung cảm trước thiên nhiên, nhưng lại là thiên nhiên trong quá khứ.
Chứng tỏ vùng đất ấy, con người ấy, đã là một phần sự sống, một nơi lưu giữ
tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp trường
kì, “Tây Tiến” của Quang Dũng như một
khúc nhạc xanh mãi ngân vang tha thiết, mà khổ thơ trên chính là một nốt nhạc
mãi ngân vang réo rắt trong lòng người đọc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét