ĐỀ 85: Trình bày trong một bài
văn ngắn suy ngẫm của anh/ chị về câu nói: “Học, quý ở sự kiên trì”.
BÀI LÀM
Người quý ở chỗ có chí, học quý ở việc
kiên trì đây là đạo lí được con người đúc kết sau
hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, tiến hóa, thể hiện sâu sắc một điều: Cái
đáng quý trọng nhất trong mỗi con người là ý chí, chí hướng và trong những điều
khó học thì tinh thần kiên trì là cái khó học nhất.
Trên thế gian này
không phải ai cũng học được tinh thần đó, trong những người có ý chí kiên trì
nổi tiếng nhất phải nói đến Mark, ông có một nghị lực phi thường và tính kiên
trì vô song. Ông nói: “Trên con đường nghiên cứu khoa học không bao giờ có con
đường bằng phẳng, chỉ những người không sợ gian khó, quyết tâm vượt đèo, vượt
ải mới mong đến ngày lên đỉnh vinh quang”. Lỗ Tấn cũng là người xuất chúng
trong lĩnh vực văn học, đấy là nhờ tinh thần khắc khổ trong học tập của ông,
ông luôn luôn bồi dưỡng cho mình tinh thần kiên định bất khuất. Ông từng nói: “Tôi
đâu phải là thiên tài, tôi chỉ biết dành thời gian mà mọi người uống cà phê để
dồn vào công việc, người biết cách sắp xếp và tiếc thời gian có nghĩa là sự
sống được kéo dài hơn”. Beethoven sở dĩ thành nhạc sĩ nổi tiếng thế giới vì ông
có tính kiên trì vô song, không sợ gian khó, không sợ mệt nhọc, như lời ông nói:
“Không một ngày nào tôi không cầm bút, nếu có lúc tôi để thần nghệ thuật ngủ
cũng chỉ vì muốn rằng sau khi vị thần tỉnh dậy sẽ làm hăng hái hơn mà thôi”.
Nhưng có một số người không hiểu được đạo lí “học quý ở chỗ chuyên cần”, họ cho
rằng ngày nào cũng học và học thì cuộc sống quá đơn điệu, nhạt nhẽo, vô vị. Còn
có người lại nuôi lí tưởng vô cùng lớn, nhưng họ lại không thực hiện được vì họ
thiếu kiên trì. Trong tác phẩm Quintus
Horatius Flaccus, tác giả người Pháp đã khắc họa một nhân vật điển hình: “Anh
ta có lí tưởng, từng lớn tiếng nói năng với mọi người về ý chí của mình, thậm
chí trong giấc mơ anh ta cũng theo đuổi niềm
đam mê, ước mơ đó. Nhưng một khi bắt tay vào hành động thực tế, hễ gặp khó khăn
là anh ta bó tay bất lực. Hễ gặp thất bại là anh ta liền nản lòng, thối chí,
gục hẳn không thể đứng lên được. Trong học tập thì sớm mưa chiều nắng, có hôm
thì chong đèn đến sáng rồi nghỉ liên tiếp mười mấy ngày mới học lại. Cuối cùng
tuổi già ập đến, không làm nên trò trống gì, chỉ người biết kết hợp lí tưởng
với thực tế, có lí tưởng nhưng phải bắt đầu từ những bước chân thực của mình
xuống đất này và phải biết kiên trì đến phút cuối mới mong gặt hái được thành
công”.
Tuân Tử nói: “Cứ dùi mài, không biết ngừng
nghỉ, không nản chí thì vàng đá cũng phải xuyên thủng, nếu mới dùi mà liền bỏ
cuộc thì dù đó là gỗ mục cũng khó mà xuyên qua”, điều mà ông muốn nhắn nhủ
chúng ta chính là ý này.
Quá trình học tập là
quá trình không ngừng khắc phục khó khăn, giải quyết mâu thuẫn, nó cũng giống
như hai đội quân giao chiến, không kiên trì đến giây phút cuối cùng thì sẽ đánh
mất hết những công lao mình đã lập nên trước đây và thất bại thảm hại. Tri thức
khoa học cũng giống như kho báu không bao giờ vơi cạn của tự nhiên, nó cần được
con người khám phá phát hiện, hấp thụ những điều bổ ích trong đó. Vô số sự thực
chứng minh rằng, người theo đuổi sự nghiệp học hành không bao giờ có bước nhảy
vọt mang tính đột biến, chỉ có con đường duy nhất là chịu khó tích lũy dần, có
như thế mới gặt hái thành công. Trong sự nghiệp học hành và trong lĩnh vực nghệ
thuật cũng vậy, điều chúng ta nhận thấy là, nếu Da Vanci không bắt đầu nghiệp
vẽ của mình từ việc vẽ trứng gà, khổ luyện kĩ năng cơ bản, thì ông không thể
đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa.
Trước đây, tôi chưa
hiểu nhiều ý nghĩa câu nói “học quý ở chỗ kiên trì”. Tôi từng là tên lính thất
bại trong lĩnh vực học tập, từng làm tù binh trong chiến trường tri thức. Ví dụ
như trong lĩnh vực học ngoại ngữ, tôi muốn học ngoại ngữ thật tốt để sau này
góp chút sức mọn của mình làm chiếc cầu nối cho mọi người với bạn bè quốc tế.
Khi mới bắt đầu học, tôi như con chim nhạn đang bay vút cao trên bầu trời,
nhưng khi bắt tay vào học cụ thể tôi cảm thấy mình như bị rơi tõm xuống vực,
lúc nóng, lúc lạnh, lúc quá siêng năng, lúc thì quá lười cuối cùng học được bao
nhiêu lại quên bấy nhiêu. Siêng học vài ba hôm lại bỏ vài ba tuần, thế là khi
siêng năng trở lại đã quên hết và phải học lại từ đầu. Thất bại đã cho tôi bài
học, tôi bắt đầu lập chí, kiên trì đến cùng, không cúi đầu trước khó khăn. Sau
mấy năm nỗ lực học tập, tôi thấy thành tích tôi lên dần, từ đó tôi hiểu thêm ý
nghĩa câu nói: “học quý ở chỗ siêng năng”. Tôi nhận thức sâu sắc rằng: chiếc
thuyền chở thành công chỉ bơi được trong biển mồ hôi mà siêng năng của chúng ta
đã đổ xuống, bí mật khó tiếc lộ nhất của những người thành công là siêng năng.
Bất kì một
mục tiêu cao xa nào, bất kì một thắng lợi vĩ đại nào, đều bắt đầu từ những bước
chân ngắn ngủi, thành tích nhỏ bé của mình. Một người có tinh thần kiên trì đến
cùng với công việc mình theo đuổi thì cuối cùng nhất định sẽ thành công, nhất
định đá phải nát, vàng phải phai vì sự kiên trì của mình. Cuộc đời công bằng
như thế đó, thắng lợi đều thuộc về người có lòng kiên trì.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét