Đề: Phân tích bài thơ “Đàn ghi – ta
của Lorca”
Từ
sau năm 1975, Thanh Thảo, một nhà thơ trẻ có nhiều nỗ lực trong việc cách tân
thơ một cách đầy tâm huyết và táo bạo. Với một trái tim thiết tha với những tâm
hồn phóng khoáng, yêu tự do, bất khuất, thanh cao, lại có khát vọng đổi mới
nghệ thuật như thế, Thanh Thảo đã rất thành công với bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”, một khúc ca bi
tráng về người nghệ sĩ thiên tài Tây Ban Nha, một chiến sĩ chiến đấu kiên
cường, không mệt mỏi cho nền dân chủ và sự cách tân nghệ thuật của dân tộc.
I.
Vài nét về tác giả và bài thơ
a.
Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, tại huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông vào
công tác ở chiến trường miền Nam. Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được
công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo
viết về chiến tranh và thời hậu chiến với các tập: “Những người đi tới biển” (1977), “Dấu chân qua trảng cỏ” (1978), “Khối
vuông ru bích” (1985)
Thơ
Thanh Thảo là tiếng nói của một người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các
vấn đề xã hội và thời đại. Ông được coi là một trong số không nhiều cây bút
luôn luôn nỗ lực cách tân thơ Việt Nam với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội
cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ thơ tự do, giải
phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá
những khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại
bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng
Nhà nước về văn học nghệ thuật.
b.
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” rút
trong tập “Khối vuông ru bích” là một
trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy
tưởng, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng
trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Gác – xi
– a Lor – ca.
II.
Gợi ý phân tích
1.
Chủ đề bài thơ: Qua tiếng đàn ghi ta và hình tượng Lorca, Thanh Thảo diễn tả
cái chết đột ngột, bi tráng của người nghệ sĩ - chiến sĩ đấu tranh cho tự do và
cách tân nghệ thuật đồng thời bày tỏ nỗi đau tiếc sâu sắc và niềm tin mãnh liệt
vào sự bất tử của Lorca cùng nghệ thuật thiên tài của ông.
2.
Vì sao nguồn cảm hứng của tác giả là cây đàn ghi ta?
Lorca
là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha, là người con anh hùng của đất nước Tây
Ban Nha, gắn liền với quê hương của cây đàn ghi ta. Vì thế, những giai điệu
thánh thót của ghi ta đã khơi nguồn cảm hứng mãnh liệt cho Thanh Thảo sáng tạo
nên một bài thơ với những câu thơ tự do giàu nhạc tính. Ngay câu đề từ của bài
thơ – câu đề từ thường có ý nghĩa đặc biệt, nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi
nguồn cảm hứng cho tác giả “Khi tôi chết
hãy chôn tôi với cây đàn” cũng đã giúp cho Thanh Thảo “cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ của Lorca dẫn dắt” (Lời tâm sự
của Thanh Thảo).
2.
Đoạn 1: Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh
chính trị và nghệ thuật của Tây Ban Nha.
Mở
đầu bài thơ, Thanh Thảo đã viết:
“Những tiếng đàn bọt nước
… Trên yên ngựa mỏi
mòn”
Chỉ
bằng mấy nét thấm thía, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng,
siêu thực, một chiếc đàn ghi ta là “li –
la, li – la…”, một chiếc áo choàng đỏ trên lưng ngựa, Thanh Thảo đã làm
hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh chàng thi sĩ Lorca, người chiến sĩ dũng
cảm, kiên cường chiến đấu cho tự do, cho khát vọng cách tân nghệ thuật được đặt
trên một khung cảnh mang đậm bản sắc văn
hoá Tây Ban Nha. Những hình ảnh sống động vừa giúp cho ta hình dung về
Lorca, vừa gợi ta liên tưởng đến đấu trường. Nhưng đây là đấu trường đặc biệt
của cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ của người nghệ sĩ – công dân Lorca với nền
chính trị phát xít độc tài Phrancô, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật trong
chàng thi sĩ Lorca với nền nghệ thuật bảo thủ, già nua. Ở đó, con người yêu tự
do và nhà cách tân nghệ thuật Lorca sao mà mong manh và đơn độc đến thế? (Chú ý
phân tích ý nghĩa liên tưởng của các hình ảnh “li – la… tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng,
yên ngựa mỏi mòn…” phải chăng gợi cho ta con đường mà chàng đang đi là con
đường về miền lí tưởng của cuộc đời, của nghệ thuật, của cái đẹp? Con đường ấy
thăm thẳm chông gai và đơn độc?)
3.
Đoạn 2: Từ “Tây Ban Nha...” đến “… máu chảy”: Lorca bị hạ sát và nỗi xót
đau về sự dang dở của khát vọng cách tân.
-
Giây phút bi thương và thảm khốc nhất trong cuộc đời Lorca được diễn tả thật
ngắn gọn và đầy ấn tượng. Chàng đang hát “nghêu
ngao” một cách rất hồn nhiên và vô tư lự. Ấy thế mà bỗng nhiên tai hoạ ập
đến một cách bi thảm “áo choàng bê bết đỏ”.
-
Sự kiện đau lòng ấy tạo thành cú “sốc”
dẫu rằng được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ
thống âm thanh vỡ oà thành màu sắc, hình khối, dòng máu chảy: “Tiếng ghi ta nâu…”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy…”, “ròng ròng máu chảy” – chú ý phân tích ý
nghĩa liên tưởng rất giàu chất thơ của những hình ảnh này.
4.
Đoạn 3: Từ “Không ai chôn cất tiếng đàn”
đến “trong đáy giếng”
Di
chúc của Lorca thể hiện một tình yêu đất nước và khát vọng cách tân nền nghệ
thuật Tây Ban Nha đến cháy bỏng. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lorca, người ta đã
không biết vượt qua, không ai dám chôn cất tiếng đàn của ông. Tiếng đàn nghệ
thuật của Lorca vẫn sinh sôi bất diệt như “cỏ
mọc hoang”. Hình ảnh này vừa gợi cảm thông về cái chết bi thảm của nhà thơ
- chiến sĩ trong tay bọn phát xít dã man, khi đất nước còn chìm trong đau
thương và hỗn loạn, vừa gợi nỗi xót tiếc hành trang cách tân dang dở, về nền
nghệ thuật vắng thiếu kẻ dẫn đường.
-
Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng. Long
lanh trong đáy giếng” được viết theo cấu trúc “gián đoạn” của nghệ thuật siêu thực, tượng trưng là một hình ảnh
tuyệt đẹp. Hình ảnh này thật đa nghĩa: là nỗi đau thương và cái đẹp, là sự cao
khiết và vĩnh hằng…
5.
Những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lorrca
-
Nhân danh lòng kính trọng Lorrca, hãy để cho chàng được một sự giải thoát thực
sự. Hãy để cho Lorca bơi qua dòng sông sinh tử bằng chiếc ghi ta như chiếc thuyền
màu bạc đi về với thế giới hư vô, thế giới vĩnh hằng.
-
Lorca đã tự giải thoát, tự lìa bỏ tất cả mọi ràng buộc của thế giới này bằng
hành động dứt khoát “Chàng ném lá bùa Di
gan. Ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt”
-
Kết thúc bài thơ lại vang lên âm thanh “li
– la, li – la…” của ghi ta như là tiếng ca về sự bất tử của thi ca Lorca,
của tâm hồn thanh cao, yêu tự do, yêu cái đẹp, yêu đất nước Tây Ban Nha của thi
sĩ nghệ sĩ - chiến sĩ Lorca.
6.
Vài nét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
Tác
giả sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng (Tiếng đàn ghi ta, áo choàng đỏ gắt:
tượng trưng cho đất nước Tây Ban Nha, “Bầu
trời, cô gái, nâu, xanh” tượng trưng cho khát vọng tự do và cách tân nghệ
thuật)
Bài
thơ là một khúc hát trữ tình, có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc, rất
giàu nhạc tính.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét